Chức năng Hạ viện Đại_hội_Đại_biểu_Tây_Ban_Nha

Chức năng chính của Hạ viện là:

  • Thực hiện các quyền lập pháp của đất nước đồng thời với Thượng viện, thông qua Ngân sách nhà nước, giám sát hoạt động của Chính phủ.
  • Bỏ phiếu quyền lập pháp, sửa đổi hoặc bác bỏ bất kỳ dự thảo luật nào do Chính phủ hoặc Quốc hội đề xuất.
  • Thông qua bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Thủ tướng hoặc Chính phủ thông qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Đề nghị Quốc vương bổ nhiệm 4 thẩm phán Tòa án Hiến pháp và 6 thành viên của Đại hội đồng Tư pháp.

Chức năng chính trị

Hạ viện có thể chấp thuận hoặc bác bỏ Thủ tướng do Quốc vương đề cử. Nếu Hạ nghị viện chấp thuận ứng cử viên đã nêu bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm với một đa số phiếu tuyệt đối, thì Nhà vua sẽ bổ nhiệm người đó làm Thủ tướng. Nếu không đạt tỉ lệ tín nhiệm đa số tuyệt đối, một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mới sẽ được tổ chức sau cuộc bỏ phiếu lần đầu 48 giờ và ứng cử viên sẽ được xem là nhận được sự tín nhiệm của Hạ viện nếu nhận được sự ủng hộ của một đa số phiếu thông thường của thành viên Hạ viện.

Nếu sau cuộc bỏ phiếu này, ứng cử viên vẫn không nhận được sự tín nhiệm cần thiết của Hạ viện, một đề cử tiếp theo sẽ được thực hiện.

Nếu sau cuộc bỏ phiếu này, ứng cử viên vẫn không nhận được sự tín nhiệm cần thiết của Hạ viện, một đề cử tiếp theo sẽ được thực hiện theo cách thức sẽ ra lệnh giải tán cả hai Viện và kêu gọi cuộc bầu cử mới với sự tiếp kýcủa Chủ tịch Hạ nghị viện.

  • Hạ viện có quyền đưa ra các câu hỏi chất vấn cho Chính phủ và các thành viên của Chính phủ.
  • Hạ viện có thể đặt ra trách nhiệm chính trị của Chính phủ bằng việc thông qua một bản kiến nghị khiển trách theo một đa số tuyệt đối các Hạ nghị sĩ.
  • Nếu Hạ nghị viện bất tín nhiệm Chính phủ, Chính phủ phải nộp đơn từ chức tới Nhà Vua, và sau đó thủ tục đề cử Thủ tướng Chính phủ mới sẽ được thực hiện.
  • Nếu Hạ viện thông qua một bản kiến nghị khiển trách, Chính phủ sẽ phải gửi đơn từ chức của mình tới nhà Vua. Ứng cử viên được đề xuất trong bản kiến nghị được coi là đã nhận được sự tín nhiệm của Hạ viện. Nhà vua sẽ bổ nhiệm người đó làm Thủ tướng Chính phủ.

Chức năng lập pháp

Hạ viện có thể đệ trình dự án luật, cùng với Thượng viện và Chính phủ. Ngoài ra Hội đồng tự trị cũng có thể đề xuất dự thảo luật nếu hội đủ 500000 chữ ký của người dân. Các đề xuất không được liên quan đến các vấn đề thuộc đạo luật cơ bản, thuế, ngoại giao, hoặc quyền ân xá.

Quốc hội xem xét dự thảo luật và pháp lệnh của Chính phủ, sáng kiến lập pháp Thượng viện hoặc Hạ viện. Quốc hội sau khi xem xét có thể yêu cầu sửa đổi trước khi bỏ phiếu.

Ngoài ra Quốc hội có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ dự thảo luật. Trong thời hạn hai tháng sau khi nhận được văn bản, Thượng viện có thể, bằng một thông báo nêu rõ lý do, thông qua việc phủ quyết dự luật hoặc thông qua dự luật với các sửa đổi, bổ sung. Việc phủ quyết dự luật phải được đa số tuyệt đối thành viên của Thượng viện thông qua.

Liên quan